top of page
Ảnh của tác giảVietnam CareFor

Vì sao cảm xúc dễ lấn át lý trí?

Đã cập nhật: 5 thg 7

Hoạt động não bộ trong cảm xúc & lý trí con người

Não bộ là phần mà những người theo chuyên ngành Tâm lý lâm sàng phải khám phá chuyên sâu. Và hoạt động của não bộ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên rất thú vị liên quan đến hệ viền hay hệ biên (Limbic system) và tân vỏ não (Neocortex).


Phản ứng cảm xúc của con người được tạo ra và điều tiết bởi một chuỗi cấu trúc nằm sâu trong não gọi là hệ viền gồm hồi hải mã (Hippocampus), hạch hạnh nhân (Amygdala), các phần của vỏ não, và các phần của vùng dưới đồi. Hệ viền phụ trách về động lực & CẢM XÚC.

Phản ứng cảm xúc con người được tạo ra và điều tiết bởi một chuỗi cấu trúc nằm sâu trong não
Phản ứng cảm xúc con người được tạo ra và điều tiết bởi một chuỗi cấu trúc nằm sâu trong não

Tân vỏ não là lớp mô não dày phủ lên hệ viền phụ trách về LÝ TRÍ như đạo đức, niềm tin, ý định, quyết định, mục tiêu, nguyện vọng,...


Hệ viền và tân vỏ não luôn kết nối mật thiết với nhau khi làm việc nhưng sự thiếu cân bằng trong lượng sợi thần kinh từ các phần này gây ra tình trạng cảm xúc lấn át lý trí như trên.


Cụ thể, lượng sợi thần kinh chạy từ hệ biên (Cảm xúc) lên tới vỏ não (Lý trí) nhiều hơn hẳn lượng sợi thần kinh chạy theo chiều ngược lại.


"Nếu hoạt động thần kinh được ví như nước, hệ biên (Cảm xúc) sẽ nối đến vỏ não (Lý trí) bằng vòi rồng chữa cháy trong khi vỏ não sẽ kết nối ngược trở lại hệ biên bằng một ống hút. Sự kết nối mất cân đối này khiến cảm xúc dễ dàng áp đảo và chế ngự lý trí, khống chế vùng não bộ của chúng ta" (Gene D. Cogen).


Khi cảm xúc lấn át lý trí

Xét dưới góc nhìn tiến hóa, đây là một lợi thế vì những cá thể nào cảm nhận nhanh chóng mối đe dọa sẽ có nhiều cơ hội sống sót hơn những cá thể mất thời gian suy xét quá nhiều.


Tuy nhiên, với con người, cảm xúc lấn át lý trí sẽ có thể gây ra nhiều thiệt hại trong công việc cũng như cuộc sống.

Cảm xúc lấn át lý trí sẽ có thể gây ra nhiều thiệt hại trong công việc cũng như cuộc sống
Cảm xúc lấn át lý trí sẽ có thể gây ra nhiều thiệt hại trong công việc cũng như cuộc sống

Và "khả năng kiểm soát cảm xúc & điều tiết hành vi phù hợp chính là dấu hiệu của sự trưởng thành" (Gene D. Cogen).

NCS, Tiến sĩ Tâm lý lâm sàng Thi Phan

26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page