Ảo tưởng sức mạnh cũng có thể thuộc 1 dạng over, nhưng không phải là overthinking mà là overconfidence - một dạng của unconcious bias (Thiên kiến vô thức) khi cá nhân quá tự tin vào bản thân, vào ý tưởng, ý kiến của mình mà không hề nhận ra hay ý thức được những điểm yếu của chính mình. Từ đó cá nhân không thể đón nhận các ý tưởng khác hay các phản biện. Nếu hiện tượng overconfidence xảy ra ở leader sẽ có thể dẫn đến nguy cơ sai lầm khi thực thi các quyết định.
Đặc biệt, nếu leader đồng thời là người tạo ảnh hưởng cao sẽ dễ dẫn đến 1 hiện tượng khác là Groupthinking - khi mà tất cả thành viên đều bị hướng theo ý lãnh đạo mà quá tự tin vào những gì đang làm, gạt bỏ hoàn toàn cảnh báo nguy hiểm của những cá nhân đơn lẻ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tàu Titanic gặp thảm họa.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, đã có những kỹ sư cảnh báo khả năng gặp băng trôi và ứng phó kém của Titanic nếu gặp tình huống này nhưng vì Overconfidence và Groupthinking khiến mọi người tin rằng Titanic là bất bại và không ghi nhận ý kiến cảnh báo kia để có phương án dự phòng kịp thời.
Ngoài ra, ảo tưởng sức mạnh cũng là trạng thái có thể gặp ở những cá nhân đang trong pha hưng cảm của rối loạn hưng - trầm cảm (Hay còn gọi là rối loạn lưỡng cực - Bipolar disorders) nhưng khác ở tình huống trên, ảo tưởng sức mạnh này do vấn đề về mất cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh gây nên, không phải là tính cách của cá nhân đó. Qua pha hưng cảm, họ sẽ không còn hiện tượng này. Nhưng trường hợp overconfidence nêu ở đoạn trên là một kiểu tính cách (Tức một thuộc tính tâm lý của cá nhân).
NCS, Tiến sĩ Tâm lý lâm sàng Thi Phan
Comments