top of page
Ảnh của tác giảVietnam CareFor

Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Là Gì? Chìa Khóa Tối Đa Hóa Hiệu Suất

Kỹ năng quản lý cảm xúc đóng vai trò không thể thiếu trong bối cảnh doanh nghiệp hiện đại, nơi con người là trung tâm của mọi sự thay đổi và phát triển. Các tổ chức không chỉ đương đầu với những thách thức kinh doanh, mà còn với áp lực tinh thần và cảm xúc đang không ngừng gia tăng. Trong bối cảnh đó, kỹ năng quản lý cảm xúc trở thành một yếu tố then chốt quyết định đến hiệu suất và sự thành công của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp gia tăng hiệu suất
Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp gia tăng hiệu suất

Bài viết này giải thích về kỹ năng quản lý cảm xúc, vai trò của cảm xúc trong môi trường công sở, và những chiến lược để cải thiện kỹ năng quan trọng này.


Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc 

Kỹ năng quản lý cảm xúc (Emotional management) có thể được định nghĩa một cách đơn giản là khả năng quản trị trạng thái cảm xúc của bản thân để phù hợp với những tiêu chuẩn hoặc yêu cầu của xã hội hoặc tổ chức (Carminati, 2021). Điều này giúp đảm bảo cảm xúc của mỗi cá nhân không chỉ phù hợp với hoàn cảnh mà còn hỗ trợ mối quan hệ xã hội và hiệu suất trong công việc. 

Kỹ năng quản lý cảm xúc thường được nghiên cứu cùng với trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence - EI), bao gồm 5 yếu tố chính (Goleman, 1998):

  1. Tự nhận thức (Self-awareness): Hiểu được cảm xúc của chính mình.

  2. Tự điều chỉnh (Self-regulation): Quản trị cảm xúc hiệu quả trước áp lực.

  3. Động lực (Motivation): Sử dụng cảm xúc một cách tích cực để đạt được mục tiêu.

  4. Thấu cảm (Empathy): Thấu hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác.

  5. Kỹ năng giao tiếp xã hội (Social skills): Sử dụng cảm xúc hiệu quả trong các mối quan hệ. 


Vai Trò Của Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Nơi Công Sở

Trong môi trường công sở, xung đột, áp lực, và khó khăn giao tiếp là những thách thức phổ biến. Việc chưa được trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc dễ khiến nhân viên gặp phải mâu thuẫn và suy giảm hiệu suất. Ngược lại, khi có kỹ năng quản lý cảm xúc, nhân viên có thể duy trì một tinh thần khỏe mạnh, tăng cường khả năng hợp tác, và động lực làm việc.

Kỹ năng quản lý cảm xúc góp phần duy trì động lực làm việc
Kỹ năng quản lý cảm xúc góp phần duy trì động lực làm việc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là một kỹ năng quan trọng đối với: 

  • Lãnh đạo: Các nhà quản lý có thể tận dụng kỹ năng quản lý cảm xúc để thấu hiểuvà chăm sóc đội nhóm, đồng thời xây dựng đội ngũ gắn kết và văn hóa doanh nghiệp lành mạnh.

  • Nhân viên: Cá nhân mỗi thành viên cần có kỹ năng quản lý cảm xúc để đối phó hiệu quả với stress trong nhân viên, tự cải thiện sức khỏe tinh thần, và gia tăng hiệu suất.

  • Nhà nhân sự: Bởi bản chất công việc nhân sự thuộc dạng lao động cảm xúc (emotional labour), các nhà nhân sự cũng nên trang bị cho bản thân kỹ năng quản lý cảm xúc để phòng tránh nguy cơ burn-out, đồng thời hỗ trợ nhân viên hiệu quả hơn. 


Chiến Lược Nâng Cao Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc Cho Đội Ngũ

Dựa trên mô hình Quy trình Điều chỉnh Cảm xúc (Process Model of Emotion Regulation) của Gross (1998), nhà lãnh đạo có thể nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của nhân viên thông qua 5 bước sau đây. 

Bước 1. Lựa Chọn Bối Cảnh (Situation Selection)

  • Kiến tạo môi trường làm việc tích cực: Chủ động xây dựng không gian làm việc lành mạnh, đầy hỗ trợ, và an toàn về tâm lý cho nhân viên.

  • Giảm thiểu tình huống căng thẳng: Nhận diện các yếu tố gây stress trong nhân viên và tìm cách giảm thiểu căng thẳng cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần cho đội ngũ.

Bước 2. Điều Chỉnh Tình Huống (Situation Modification)

  • Cải thiện giao tiếp: Khuyến khích nhân viên chủ động chia sẻ cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn kịp thời. Để đạt được điều này, nhà lãnh đạo cũng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp an toàn về tâm lý và khuyến khích phản hồi lành mạnh. 

  • Trao quyền cho đội ngũ: Tin tưởng và trao quyền cho đội ngũ, đồng thời lắng nghe những phản hồi của họ để điều chỉnh môi trường làm việc. Điều này giúp nhân viên giảm nguy cơ burn-out và duy trì sự cân bằng cảm xúc.

Bước 3. Thay Đổi Nhận Thức (Cognitive Change)

  • Xây dựng tư duy tích cực: Hướng dẫn nhân viên nhìn nhận tình huống khó khăn dưới góc độ tích cực và học hỏi từ những thử thách. Điều này giúp gia tăng tư duy phát triển và khiến đội nhóm trở nên lạc quan hơn trước khó khăn. 

  • Đào tạo nhận thức về cảm xúc: Tổ chức các buổi đào tạo giúp nhân viên nhận thức rõ hơn về cảm xúc của bản thân và cách chúng ảnh hưởng đến công việc, từ đó thay đổi cách nhìn nhận về các tình huống khó khăn.

Bước 4. Điều Chỉnh Cảm Xúc (Response Modulation)

  • Sử dụng kỹ thuật thư giãn: Khuyến khích nhân viên áp dụng các phương pháp thư giãn như hít thở sâu, thiền hoặc yoga như một cách quản lý cảm xúc và giảm căng thẳng trong tình huống khó. 

  • Hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân: Khuyến khích nhân viên xây dựng thói quen chăm sóc bản thân hàng ngày như ăn uống lành mạnh, tập thể dục, ngủ đủ giấc, và tham gia các hoạt động giải trí để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bước 5. Tái Đánh Giá Cảm Xúc (Emotion Reappraisal)

  • Đặt lại mục tiêu và niềm tin cốt lõi: Khuyến khích nhân viên tái đánh giá các tình huống tiêu cực bằng cách liên kết chúng với mục tiêu cá nhân hoặc giá trị sống của họ, giúp họ nhận ra rằng những khó khăn hiện tại có thể là bước đệm cho sự phát triển lâu dài.

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp hoặc người thân: Khuyến khích nhân viên chủ động chia sẻ cảm xúc với đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân. Việc trò chuyện và nhận sự hỗ trợ giúp họ nhìn nhận lại tình huống từ một góc nhìn khác, giảm bớt cảm giác cô đơn, đồng thời tạo ra cơ hội để nhận được sự thấu cảm và những cách giải quyết sáng tạo mà họ có thể chưa nghĩ tới.

Kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm việc chia sẻ cảm xúc
Kỹ năng quản lý cảm xúc bao gồm việc chia sẻ cảm xúc

Kết Luận

Kỹ năng quản lý cảm xúc không chỉ đem lại lợi ích cá nhân mà còn góp phần tạo ra một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực. Việc đầu tư vào kỹ năng này sẽ giúp doanh nghiệp hỗ trợ nhân viên nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh, gia tăng động lực để giúp đội ngũ vượt qua mọi thách thức và giữ vững hiệu suất. 


Nguồn tham khảo


0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commentaires


bottom of page