Ngày nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0 một cách sâu rộng đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển đầy tiềm năng và thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh chuyển đổi số, xây dựng phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững là một trong những chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp có một nền văn hóa vững mạnh, có ba điều xảy ra: Nhân viên biết ban lãnh đạo cấp cao muốn họ phản ứng như thế nào trong mọi tình huống, nhân viên tin rằng phản ứng mong đợi là phù hợp và nhân viên biết rằng họ sẽ được công nhận, khen thưởng khi thể hiện các giá trị của tổ chức.
Sau đây là nội dung bài viết văn hóa doanh nghiệp và các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào các nội dung chính như sau:
Tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
Hình thành ý tưởng của người sử dụng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Các yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp.
Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả.
Các thực tiễn nhằm đảm bảo tính liên tục và thành công của văn hóa tổ chức.
Nhưng lưu ý khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh tại Việt Nam.
Tầm Quan Trọng Của Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, nó chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng đồng thời trở thành một sức mạnh vô hình cho các doanh nghiệp. Do tính đặc trưng của mỗi doanh nghiệp khác nhau vì vậy mỗi doanh nghiệp đều có bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng.
Văn hóa doanh nghiệp vững chắc mạnh mẽ là đặc điểm đặc trưng chung của các công ty thành công hàng đầu. Tất cả đều có sự đồng thuận cao nhất về các ưu tiên về văn hóa và những giá trị đó không tập trung vào cá nhân mà tập trung vào tổ chức và các mục tiêu của tổ chức. Ngược lại, một nền văn hóa doanh nghiệp kém hiệu quả có thể làm suy sụp tổ chức và sự lãnh đạo của doanh nghiệp. Nhân viên thiếu gắn kết, tỉ lệ nghỉ việc cao, quan hệ khách hàng kém và lợi nhuận thấp hơn.
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đóng góp cao trong việc ổn định văn hóa trong các công cuộc mua bán sát nhập.
Hình Thành Ý Tưởng Của Người Sử Dụng Trong Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp
Người sử dụng lao động phải bắt đầu với sự hiểu biết thấu đáo về văn hóa nói chung và văn hóa cụ thể của doanh nghiệp mình hướng đến. Ở cấp độ sâu nhất, văn hóa của một doanh nghiệp dựa trên các giá trị bắt nguồn từ những giả định cơ bản về những điều sau:
Giả định về bản chất con người: Con người vốn dĩ tốt hay xấu, dễ thay đổi hay bất biến, chủ động hay phản ứng?
Giả định về mối quan hệ doanh nghiệp với môi trường phù hợp: Bằng cách nào doanh nghiệp tìm ra hoạt động kinh doanh và các mối quan tâm ?
Cảm xúc phù hợp: Những cảm xúc nào mọi người nên được khuyến khích thể hiện và những cảm xúc nào nên kìm nén?
Hiệu quả: Một tổ chức sẽ chỉ hiệu quả khi văn hóa được hỗ trợ bởi một chiến lược kinh doanh phù hợp và một cơ cấu phù hợp với cả hoạt động kinh doanh và văn hóa mong muốn.
Sau khi người sử dụng lao động xác định văn hóa của doanh nghiệp mình hướng tới, người lao động có vai trò quan trọng trong đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả.
Các Yếu Tố Hình Thành Nên Văn Hóa Doanh Nghiệp
Một số đặc điểm văn hóa giúp phân biệt hầu hết các tổ chức bao gồm các yếu tố:
Giá trị (Value): cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là các giá trị chung. Những giá trị này không đúng hay sai, nhưng tổ chức cần quyết định những giá trị nào sẽ được nhấn mạnh.
Mức độ phân cấp quản trị (Degree of hierarchy): Mức độ thống trị là mức độ mà doanh nghiệp quản trị doanh nghiệp hướng đến ví dụ Thống trị cao (High), Thống trị trung bình (Moderate), Thống trị thấp (Low).
Mức độ khẩn cấp (Degree of urgency): Mức độ khẩn cấp xác định tốc độ mà tổ chức muốn hoặc cần thúc đẩy quyết định và sự đổi mới.
Phong cách lãnh đạo hướng về con người hay công việc (People orientation or task orientation): Tổ chức thường có xu hướng chú trọng vào người hoặc kết quả công việc.
Tổ chức theo chức năng (Functional orientation): Mỗi tổ chức đều chú trọng vào các lĩnh vực chức năng cụ thể.
Văn hóa tổ chức (Organizational subcultures): Bất kỳ tổ chức nào cũng có thể có các văn hóa phụ, ngoài văn hóa chính. Các văn hóa phụ này tồn tại trong các nhóm nhỏ hoặc cá nhân nhỏ có các nhóm hoặc cá nhân có các nghi lễ và truyền thống riêng, mà mặc dù không được chia sẻ bởi toàn bộ tổ chức, nhưng có thể làm sâu thêm và làm nổi bật các giá trị cốt lõi của tổ chức.
Những yếu tố này cùng định hình văn hóa tổ chức, tạo nên một môi trường làm việc và quyết định cách nhân viên tương tác và làm việc với nhau.
Các Bước Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Hiệu Quả
Các bước phát triển văn hóa doanh nghiệp gồm:
Phát triển văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố ban đầu của văn hóa doanh nghiệp bao gồm giá trị cốt lõi, văn hóa quản lý doanh nghiệp định hình và phát triển qua:
Những thói quen và truyền thống: Cách mà doanh nghiệp thực hiện công việc hàng ngày, cũng như cách giải quyết xung đột và tôn trọng nguyên tắc cơ bản, hình thành nên những thói quen và truyền thống quan trọng của tổ chức.
Phong cách quản lý của lãnh đạo: Hành vi và quyết định của các nhà lãnh đạo định hình cách nhân viên nhìn nhận văn hóa tổ chức. Sự hỗ trợ và minh bạch từ lãnh đạo có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
Quản lý phát triển văn hóa doanh nghiệp
Lập kế hoạch phát triển văn hóa doanh nghiệp: Bắt đầu bằng cuộc trò chuyện chân thành với các nhà quản lý từ khắp mọi cấp bậc trong tổ chức. Xác định các giá trị và nguyên tắc quan trọng của tổ chức bằng các từ khóa.
Thành lập ban văn hóa doanh nghiệp: Thiết lập một ban Văn Hóa Doanh Nghiệp có liên kết trực tiếp với lãnh đạo.
Duy trì văn hóa: Ban Giá Trị Văn Hóa bắt đầu bằng việc xác định các đặc trưng cơ bản hoặc "đặc điểm" của tổ chức, bao gồm các hoạt động, quy trình và triết lý cốt lõi mà dựa trên đặc điểm những gì tổ chức làm hàng ngày.
Công cụ đánh giá và tổ chức
Đánh giá văn hóa tổ chức là quá trình đánh giá các giá trị, thái độ, hành vi và quy tắc chung mà tổ chức đang thực hành. Các công cụ đánh giá văn hóa tổ chức bao gồm: Khảo Sát Nhân Sự và phân tích thông tin nội bộ (Phỏng Vấn và Thảo Luận, Tổ Chức Phiên Thảo Luận, Phân Tích Hiệu Suất và Thái Độ, Đánh Giá Thái Độ) đồng thời duy trì liên tục các đánh giá.
Phát Triển Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Các Hoạt Động Thực Tiễn Của Doanh Nghiệp
Phát triển văn hóa tổ chức đòi hỏi những phương pháp chặt chẽ và liên tục, từ quá trình tuyển dụng đến quy trình đào tạo và hỗ trợ nhân viên mới. Dưới đây là các phương pháp phát triển văn hóa tổ chức hiệu quả:
Thực hiện phương pháp tuyển dụng hiệu quả:Trong quá trình tuyển dụng, chú ý đến ứng viên có giá trị, hành vi, và tư duy phù hợp với văn hóa tổ chức. Lựa chọn những người chia sẻ giá trị và mục tiêu của tổ chức.
Chương trình đào tạo hội nhập kỹ lưỡng: Chương trình đào tạo hội nhập cần được thiết kế để giúp nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa, giá trị cốt lõi và quy tắc của tổ chức. Cung cấp thông tin về lịch sử, mục tiêu và sứ mệnh của tổ chức.
Chương trình đào tạo liên tục: Tổ chức các khóa đào tạo và hội thảo liên quan đến văn hóa tổ chức, khuyến khích nhân viên liên tục học hỏi và phát triển.
Hệ thống đánh giá hiệu suất liên quan đến văn hóa: Đánh giá hiệu suất nhân viên dựa trên việc họ thực hiện các giá trị và hành vi cốt lõi của tổ chức. Khuyến khích và khen ngợi những hành động phản ánh văn hóa tổ chức.
Hỗ trợ thực hiện công việc theo nhóm: Xây dựng môi trường làm việc khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các bộ phận và cá nhân.
Thiết lập hệ thống đánh giá văn hóa định kỳ: Tổ chức các cuộc đánh giá văn hóa tổ chức định kỳ để theo dõi sự tiến triển và xác định các điểm cần cải thiện.
Tạo nền tảng thông tin cởi mở: xây dựng một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái để chia sẻ ý kiến, ý tưởng và lo ngại của họ. Khuyến khích sự trung thực và cởi mở trong giao tiếp tổ chức.
Kích thích sự sáng tạo: Khuyến Khích đóng góp sáng tạo bằng cách tổ chức các buổi họp ý tưởng và khuyến khích nhân viên đề xuất ý tưởng mới hoặc cách tiếp cận công việc theo hướng sáng tạo.
Phát triển chương trình thưởng: Xây dựng các chương trình thưởng và khen ngợi liên quan chặt chẽ đến việc thể hiện các giá trị và hành vi cốt lõi của tổ chức.
Các phương pháp này cần được tích hợp một cách chặt chẽ và liên tục để giúp tổ chức phát triển một văn hóa tích cực, hỗ trợ sự sáng tạo và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên.
Một Số Lưu Ý Khi Xây Dựng Và Phát Triển Văn Hóa
Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng và phát triển văn hóa tại tổ chức
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc tránh đi ngược xu hướng chung của xã hội.
Học hỏi có chọn lọc những giá trị văn hóa tốt đẹp từ các tổ chức khác.
Tăng cường tính kỷ luật trong tổ chức.
Nâng cao trình độ và năng lực lãnh đạo.
Xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp theo hướng tăng cường khả năng thích ứng.
Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh để vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế hậu đại dịch Covid và bước đầu chuyển đổi công nghệ, nguồn lực đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Rất mong, bài viết sẽ đem lại những giá trị tham khảo thiết thực để anh/chị tham khảo xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, toàn thể nhân viên trong công ty đồng lòng cùng một chí hướng.
Nguồn tham khảo:
Mai, T. Q. (n.d.). Thực trạng và giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam. Retrieved from https://vnuf.edu.vn/documents/454250/1803845/16.Mai.pdf
Society for Human Resource Management (SHRM). (n.d.). Understanding and Developing Organizational Culture. Retrieved from https://www.shrm.org/resourcesandtools/tools-and-samples/toolkits/pages/understanding-developing-organizational-culture.aspx
Vietnamnet. (2023). Công bố 25 nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2023. Retrieved from https://vietnamnet.vn/cong-bo-25-noi-lam-viec-xuat-sac-hang-dau-viet-nam-2023-2144739.html
Comentarios