Thay đổi thói quen là yếu tố dẫn đến sự thành công trong cuộc sống. Những thói quen góp phần tạo nên lối sống, và củng cố niềm tin cốt lõi của mỗi người (Chiarenza và cộng sự., 2024). Những thói quen tiêu cực có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần, và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc thay đổi những thói quen này là cần thiết, và mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống.
Thay đổi thói quen không phải là một việc dễ dàng. Việc thay đổi thói quen đòi hỏi bạn phải xác định mục tiêu, lập kế hoạch, và duy trì động lực lâu dài. Khi dũng cảm vượt qua nỗi sợ để thay đổi thói quen xấu, bạn sẽ đến gần hơn với phiên bản tốt nhất của bản thân. Do đó, thay đổi thói quen cũng là một cách chăm sóc bản thân hiệu quả.
Bài viết này sẽ chia sẻ những phương pháp hiệu quả giúp bạn thay đổi thói quen. Từ đó, bạn có thể cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần, và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Lợi Ích Của Việc Thay Đổi Thói Quen
Việc thay đổi những thói quen không phù hợp có thể giúp mỗi người cải thiện sức khỏe thể chất , tinh thần, phát triển nguồn lực, và đạt được những mục tiêu cá nhân (Russo-Netzer & Cohen, 2022).
Thay đổi thói quen là một cách chăm sóc bản thân. Khoảng 40% hành vi mỗi ngày được lặp đi lặp lại sẽ trở thành thói quen (Stoewen, 2017). Những thói quen này định hình cá tính, cách giao tiếp, và tương lai của mỗi cá nhân. Do đó, việc thay đổi thói quen theo hướng tích cực giúp cá nhân cải thiện giao tiếp, nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh, và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Việc thay đổi thói quen là cần thiết để giúp mỗi người tiến bộ. Bối cảnh doanh nghiệp hiện đại đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng nâng cao năng lực bản thân. Nếu không thay đổi thói quen, cá nhân sẽ gặp phải nhiều rào cản trong quá trình phát triển. Do đó, việc thay đổi thói quen giúp mỗi người vượt qua nỗi sợ hãi để khám phá những thử thách mới, và phát triển bản thân một cách toàn diện.
Những Thách Thức Khi Thay Đổi Thói Quen
Thay đổi thói quen không phải là một việc dễ dàng. Sau đây là những thách thức khiến cho việc thay đổi thói quen trở nên khó khăn:
Sự phản kháng từ tiềm thức: Những thói quen cũ thường đem đến cảm giác an toàn về tâm lý. Khi một người thay đổi thói quen, cơ thể họ sẽ phản kháng bằng những cảm giác khó chịu, bất an, thậm chí là sợ hãi. (De Houwer, 2019). Vì thế, việc thay đổi thói quen đòi hỏi bạn phải quản lý căng thẳng, và vượt qua nỗi sợ.
Sự chán nản và mất động lực: Quá trình thay đổi thói quen thường đi kèm với nhiều thách thức. Khi thiếu động lực, cá nhân sẽ chán nản, mất niềm tin, và dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen.
Sự cám dỗ: Khi thay đổi thói quen, cá nhân dễ gặp phải những cám dỗ từ môi trường xung quanh. Ví dụ, bạn sẽ khó thay đổi thói quen khi những người xung quanh vẫn đang duy trì những thói quen cũ. Do đó, trong doanh nghiệp, lãnh đạo cần xây dựng một môi trường hỗ trợ, khuyến khích sự thay đổi tích cực để giúp nhân viên dễ dàng thích nghi và phát triển cùng tổ chức.
Sự thiếu kiên nhẫn: Thay đổi thói quen là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì. Sự thiếu kiên nhẫn khiến cá nhân gặp khó khăn trong việc thay đổi thói quen, và duy trì những thói quen mới. Đối với nhà lãnh đạo, thể hiện sự nhẫn nại với quá trình thay đổi thói quen của nhân viên cũng là một cách để hỗ trợ nhân viên, và chăm sóc đội nhóm.
Cách Xác Định Mục Tiêu Để Thay Đổi Thói Quen
Việc thay đổi thói quen đòi hỏi bạn phải đặt ra những mục tiêu cá nhân. Những mục tiêu này cần đảm bảo tính rõ ràng, cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp, và có thời hạn. Trong quá trình thay đổi thói quen, việc thực hiện được những mục tiêu này sẽ giúp bạn trở nên lạc quan hơn.
Sau đây là những câu hỏi giúp bạn xác định được những mục tiêu này:
Bạn muốn thay đổi thói quen nào? Hãy liệt kê những thói quen không hiệu quả mà bạn muốn thay đổi. Ví dụ, bạn chưa giỏi quản lý cơn tức giận, và có thói quen la hét khi nổi nóng.
Tại sao bạn muốn thay đổi thói quen này? Hãy nghĩ về những mục tiêu bạn muốn đạt được khi thay đổi thói quen. Những mục tiêu này có thể bao gồm việc cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, tăng cường hiệu suất làm việc, hoặc cải thiện giao tiếp.
Lợi ích của việc thay đổi thói quen này là gì? Hãy tưởng tượng về cuộc sống của bạn khi đã thay đổi được những thói quen này. Ví dụ, bạn sẽ quản lý căng thẳng tốt hơn, hoặc bạn sẽ trở nên lạc quan hơn.
Những Phương Pháp Thay Đổi Thói Quen
Sau khi đã xác định mục tiêu cụ thể, việc thay đổi thói quen đòi hỏi bạn phải lập kế hoạch hành động. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn hình thành những thói quen mới:
Thực hiện “Quy tắc 21/90”: Dựa trên quy tắc này, bạn có thể thay đổi thói quen bằng cách duy trì những thói quen mới liên tục trong 21 ngày. Sau đó, tiếp tục duy trì trong 90 ngày để thói quen mới này trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của bạn (The Good Patch, 2023).
Thực hiện “Quy tắc kích hoạt – hành động – khen thưởng": Bạn có thể thay đổi thói quen dựa theo “Quy tắc kích hoạt - hành động - khen thưởng”. Theo mô hình này, việc thay đổi thói quen sẽ bắt nguồn với một tín hiệu kích hoạt (Cue), dẫn đến một hành động (Routine), và được duy trì bằng một phần thưởng (Reward) (Duhigg, 2012). Việc điều chỉnh các yếu tố trong vòng lặp này sẽ góp phần thay đổi thói quen hiệu quả.
Thực hiện "Quy tắc 5 giây”: “Quy tắc 5 giây” gợi ý rằng hành động thay đổi thói quen phải được thực hiện ngay lập tức trong vòng 5 giây. Thông thường, việc thay đổi thói quen sẽ bị trì hoãn bởi nhiều rào cản. Do đó, bằng cách áp dụng quy tắc này, bạn có thể chống lại sự trì trệ trong việc thay đổi thói quen mới (Lab, 2024).
Thực hiện “Quy tắc một thay đổi nhỏ”: Quy tắc này đề xuất rằng bạn nên bắt đầu việc thay đổi thói quen với những thay đổi nhỏ và cụ thể. Ví dụ, bạn muốn tập thiền để nâng cao sức khỏe tinh thần. Dựa theo quy tắc này, bạn không nên tập thiền 1 tiếng mỗi ngày ngay. Thay vào đó, để thay đổi thói quen hiệu quả, bạn hãy bắt đầu với việc tập thiền 5 phút mỗi ngày, và tăng dần thời gian (Lab, 2024).
Kết hợp giữa thói quen cũ và thói quen mới: Để thay đổi thói quen, bạn hãy kết hợp thói quen mới với một thói quen cũ. Ví dụ, sau khi đánh răng, bạn sẽ uống 1 cốc nước. Sự kết hợp này giúp bạn dễ dàng nhớ, và thực hiện việc thay đổi thói quen mới.
Xây dựng môi trường thuận lợi để thay đổi thói quen: Bạn hãy tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thay đổi thói quen. Ví dụ, khi đặt sách ở nơi dễ nhìn thấy, bạn sẽ dễ dàng thay đổi thói quen, và đọc sách nhiều hơn. Trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp thuận lợi cho việc hình thành những thói quen tích cực. Đây cũng là một cách để nhà quản lý hỗ trợ nhân viên thay đổi thói quen hiệu quả.
Kết Luận
Thay đổi thói quen là một hành trình đầy thách thức. Việc thay đổi thói quen đòi hỏi bạn phải việc xác định mục tiêu rõ ràng, lập kế hoạch chi tiết, xây dựng thói quen mới, tìm kiếm sự hỗ trợ, đánh giá tiến độ, và duy trì động lực.
Dẫu vậy, việc thay đổi thói quen đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển bản thân, và cuộc sống của mỗi cá nhân. Khi áp dụng những phương pháp nêu trên, bạn sẽ có thể thay đổi thói quen để tự chăm sóc sức khỏe tinh thần, cải thiện giao tiếp, và phát triển bản thân.
Tài liệu tham khảo
Russo-Netzer, P., & Cohen, G. L. (2022). ‘If you’re uncomfortable, go outside your comfort zone’: A novel behavioral ‘stretch’ intervention supports the well-being of unhappy people. The Journal of Positive Psychology, 18(3), 394–410. https://doi.org/10.1080/17439760.2022.2036794
Stoewen D. L. (2017). Dimensions of wellness: Change your habits, change your life. The Canadian veterinary journal = La revue veterinaire canadienne, 58(8), 861–862.
Chiarenza, A. A., Cantalapiedra, J. L., Jones, L. A., … Valdes, P. J., Sotelo, G., & Varela, S. (2024). Early Jurassic origin of avian endothermy and thermophysiological diversity in dinosaurs. Current Biology, 34(11), 1-11. Cell Press. https://doi.org/10.1016/j.cub.2024.04.051
De Houwer, J. (2019). On how definitions of habits can complicate habit research. Frontiers in Psychology, 10. https://doi.org/10.3389/fpsyg.2019.02642
The Good Patch. (2023, July 26). Develop good habits with the 21/90 rule. https://thegoodpatch.com/blogs/news/21-90-rule
Kabel, A. (2016, September 19). Duhigg’s habit loop: Cue, routine, reward – Big Decade. https://bigdecade.com/2016/09/19/cue-routine-reward/
Lab, S. (2024, March 5). Breaking Down Mel Robbins’ TED Talk: How the 5-second Rule can Change your life. The Speaker Lab. https://thespeakerlab.com/blog/mel-robbins-ted-talk/
Clear, J. (2020, February 4). How to Build New Habits: This is Your Strategy Guide. James Clear. https://jamesclear.com/habit-guide
Comments