top of page
Ảnh của tác giảVietnam CareFor

Stress Trong Lãnh Đạo: Thách Thức Và Phương Pháp Ứng Phó

Stress trong lãnh đạo là một cuộc đấu tranh thầm lặng, bởi vị trí lãnh đạo thường đi kèm với nhiều trách nhiệm và áp lực khó có thể bày tỏ. Ngoài ra, nhiều lãnh đạo có xu hướng tránh né hoặc kìm nén stress và những cảm xúc tiêu cực. Tuy nhiên, qua thời gian, những lo âu không được giải tỏa sẽ gia tăng nguy cơ burn-out, gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho lãnh đạo. 

Stress trong lãnh đạo dễ dẫn đến nguy cơ burn-out
Stress trong lãnh đạo dễ dẫn đến nguy cơ burn-out

Bài viết này khám phá những hệ lụy của stress trong lãnh đạo, các yếu tố gây stress, cũng như đề xuất các chiến lược hiệu quả giúp lãnh đạo quản lý căng thẳng, xây dựng khả năng phục hồi, và tự chăm sóc sức khỏe tinh thần. 

Hệ Lụy Của Stress Trong Lãnh Đạo

Nếu không được giải quyết, stress trong lãnh đạo sẽ gây ra những hậu quả như:

  • Suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần: Stress kéo dài mà không được giải quyết sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của lãnh đạo. Điều này khiến lãnh đạo gia tăng nguy cơ gặp phải các triệu chứng như cao huyết áp, bệnh tim, trầm cảm, lo âu, kiệt sức.

  • Tổn hại các mối quan hệ: Khi stress trong lãnh đạo diễn ra thường xuyên, họ sẽ mất tập trung, cáu kỉnh, thậm chí là có xu hướng tự cô lập. Điều này dễ gây ra những xung đột và mâu thuẫn không đáng có, làm tổn hại đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn đời, con cái.

  • Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc: Stress trong lãnh đạo kéo dài mà không được xử lý sẽ dẫn đến tâm trạng của họ trở nên thất thường, cáu kỉnh, hoặc tiêu cực. Bởi cảm xúc đóng vai trò quan trọng đối với hành vi, những tâm trạng bất ổn của nhà quản lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần làm việc và hiệu suất của cả đội nhóm.

  • Nâng cao nguy cơ nghỉ việc: Các nhà lãnh đạo trải qua stress kéo dài mà không có sự giải tỏa thường dẫn đến tình trạng nghỉ việc. Điều này gây tổn hại lớn đến tổ chức, bởi việc thay thế lãnh đạo gây ra sự gián đoạn trong công việc cũng như gia tăng về chi phí tuyển dụng. 

  • Gia tăng nguy cơ rối loạn sử dụng chất kích thích: Khi gặp phải stress kéo dài, lãnh đạo dễ có nguy cơ lạm dụng chất kích thích như một cơ chế quản lý căng thẳng không lành mạnh. Điều này gây ra nhiều rủi ro với sức khỏe thể chất và tinh thần của lãnh đạo, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của tổ chức.

Yếu Tố Gia Tăng Stress Trong Lãnh Đạo

Những nguyên nhân phổ biến góp phần vào việc gia tăng mức độ stress trong lãnh đạo bao gồm:

  • Trách nhiệm quá tải: Các lãnh đạo thường phải cân đối chiến lược, đề xuất mục tiêu kinh doanh, quản lý ngân sách, phát triển nhân tài, quản trị các hoạt động, đồng thời đảm nhiệm nhiều công tác khác. Việc liên tục chuyển đổi giữa những nhiệm vụ khác nhau dễ gia tăng stress trong lãnh đạo và nguy cơ burn-out.

  • Sự không chắc chắn kéo dài: Môi trường doanh nghiệp hiện đại với nhiều biến động về kinh tế, xã hội dễ gia tăng stress cho lãnh đạo. Các nhà lãnh đạo thường phải đối mặt với những quyết định khẩn cấp trong bối cảnh thiếu dữ kiện thông tin, hoặc trước những tình huống không thể dự đoán trước. 

  • Sự kỳ vọng: Các lãnh đạo phải đối mặt với áp lực về sự kỳ vọng của nhân viên và sự mong đợi của tổ chức. Nhà quản lý không những phải duy trì trạng thái vững vàng, mà còn phải giải quyết mọi vấn đề một cách hiệu quả và kịp thời.

Sự kỳ vọng góp phần gia tăng stress trong lãnh đạo
Sự kỳ vọng góp phần gia tăng stress trong lãnh đạo
  • Sự cô đơn: Nhiều lãnh đạo thường do dự khi giải phóng cảm xúc hoặc thừa nhận khó khăn. Điều này có thể tạo ra khoảng cách giữa họ và nhân viên, khiến họ cảm thấy cô đơn trong quá trình giải quyết vấn đề. Sự thiếu kết nối này làm gia tăng stress trong lãnh đạo và ảnh hưởng đến tinh thần của toàn đội ngũ.

  • Sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống: Các nhà lãnh đạo thường phải giải quyết khối lượng công việc lớn. Áp lực từ công việc thường lấn át thời gian chăm sóc bản thân, khiến họ dễ rơi vào trạng thái kiệt sức. Sự thiếu thốn thời gian cho bản thân có thể làm gia tăng stress và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của lãnh đạo.

Phương Pháp Quản Lý Stress Trong Lãnh Đạo

Để ngăn ngừa những hậu quả về sức khỏe tinh thần, nhà lãnh đạo có thể thực hiện những chiến lược sau để quản lý căng thẳng:

  • Thay đổi niềm tin cốt lõi: Nhà lãnh đạo hãy định hình lại niềm tin cốt lõi và tái cấu trúc những lối suy nghĩ tiêu cực. Khi gặp thử thách, nhà quản lý hãy chấp nhận những yếu tố không thể dự đoán và tập trung tác động vào những khía cạnh có thể kiểm soát trong công việc. Việc này không chỉ giúp giảm căng thẳng mà còn giúp lãnh đạo trở nên lạc quan hơn trong việc đối phó với thách thức công việc.

  • Tự chăm sóc sức khỏe tinh thần: Nhà lãnh đạo hãy dành thời gian thực hiện các hoạt động tái tạo năng lượng hàng ngày như thiền, tập thể dục, hoặc tận hưởng thiên nhiên. Điều này giúp lãnh đạo nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh và cân bằng năng lượng để tiếp tục chăm sóc đội nhóm.

  • Tận dụng nguồn lực hỗ trợ: Để giảm thiểu stress, nhà lãnh đạo hãy tận dụng các nguồn lực hỗ trợ như dịch vụ EAP của tổ chức và sự ủng hộ tinh thần từ đồng nghiệp hoặc người thân khi gặp khó khăn. Những sự hỗ trợ này giúp nhà lãnh đạo giảm thiểu sự cô đơn và stress trong công việc, cuộc sống. 

  • Trau dồi kỹ năng: Nhà quản lý hãy tăng cường khả năng lãnh đạo để xử lý các vấn đề trong công việc một cách hiệu quả. Thông qua các chương trình coaching, nhà lãnh đạo có thể cải thiện các kỹ năng giao tiếp, ra quyết định, và quản lý xung đột. Điều này giúp lãnh đạo ứng phó hiệu quả với những thách thức trong công việc, duy trì văn hóa doanh nghiệp tích cực, và gắn kết đội ngũ. 

  • Thiết lập ranh giới: Nhà lãnh đạo cần thiết lập rõ ranh giới và chấp nhận ủy thác bớt khối lượng công việc cho những nhân viên phù hợp. Điều này chẳng những giúp lãnh đạo giảm thiểu stress, mà còn cho phép nhà quản lý tập trung vào những nhiệm vụ chiến lược hơn, giúp nâng cao hiệu suất của toàn đội ngũ.

Những chiến lược hiệu quả giúp lãnh đạo giảm stress
Những chiến lược hiệu quả giúp lãnh đạo giảm stress

Kết Luận

Stress trong lãnh đạo không chỉ là một thách thức cá nhân mà còn là vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn bộ tổ chức. Việc nhận thức rõ ràng về những yếu tố gây stress, cũng như áp dụng những chiến lược quản lý stress hiệu quả giúp nhà lãnh đạo giảm thiểu áp lực và cải thiện sức khỏe tinh thần. 

Chỉ khi các nhà lãnh đạo chăm sóc tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, họ mới có thể chăm sóc đội nhóm, cũng như dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua những thách thức, đem lại sự thành công bền vững cho doanh nghiệp. 


Nguồn tham khảo:

  • Boyatzis, R., Smith, M., & Beveridge, A. (2012). Coaching with compassion: Inspiring health, well-being, and development in organizations. The Journal of Applied Behavioral Science, 49(2), 153-178.

  • Jepsen, D. M., & Grob, K. (2019). Sustainable leadership: How to lead in ambiguous times. Journal of Leadership Studies, 13(3), 11-18.

  • Skakon, J., Nielsen, K., Borg, V., & Guzman, J. (2010). Are leaders' well-being, behaviours and style associated with the affective well-being of their employees? A systematic review of three decades of research. Work & Stress, 24(2), 107-139.

0 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page