Kỹ năng của nhà quản trị không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý tổ chức mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến động lực làm việc của nhân viên và hiệu suất chung của đội nhóm. Trong môi trường công sở, việc trang bị những kỹ năng quản lý đội nhóm cho các nhà quản trị chính là chìa khóa để xây dựng một tổ chức thành công.
Bài viết này chia sẻ 5 chiến lược hiệu quả giúp nâng cao kỹ năng của nhà quản trị, từ đó góp phần xây dựng đội ngũ gắn kết và hiệu suất.
Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị Và Hiệu Suất Của Tổ Chức
Những kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, thúc đẩy và tối ưu hóa hiệu suất của tổ chức. Các kỹ năng của nhà quản trị giúp đảm bảo những mục tiêu của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả và có tầm nhìn, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp (Sonmez Cakir & Adiguzel, 2020).
5 Chiến Lược Cải Thiện Kỹ Năng Của Nhà Quản Trị
Mô hình “The Leadership Challenge” (Kouzes & Posner, 2017) tập trung vào 5 thực hành cốt lõi mà các nhà lãnh đạo xuất sắc thường xuyên sử dụng để truyền cảm hứng và dẫn dắt đội nhóm. Dựa trên mô hình này, sau đây là 5 bước hiệu quả để nâng cao kỹ năng của nhà quản trị:
Bước 1. Làm gương cho đội nhóm (Model the way)
Làm gương là kỹ năng của nhà quản trị giúp thể hiện những giá trị và hành vi mà họ mong muốn từ nhân viên. Điều này giúp xây dựng niềm tin cốt lõi và tạo động lực cho nhân viên theo đuổi mục tiêu chung.
Sau đây là một số chiến lược gia tăng kỹ năng này:
Chân thật và minh bạch: Hãy hành động nhất quán với lời nói và cam kết minh bạch trong mọi tình huống. Điều này giúp nhà quản trị xây dựng niềm tin và tạo động lực cho nhân viên noi theo, từ đó cải thiện hành vi tổ chức.
Phát triển bản thân: Lãnh đạo hãy không ngừng học hỏi và phát triển kỹ năng, qua đó truyền cảm hứng cho nhân viên cải thiện bản thân để hướng đến sự phát triển của tổ chức.
Tự chăm sóc bản thân: Lãnh đạo hãy thực hành tự chăm sóc sức khỏe tinh thần bên cạnh việc chăm sóc đội nhóm. Điều này giúp giảm thiểu stress trong lãnh đạo, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe tinh thần cho toàn bộ đội ngũ thông qua việc khuyến khích nhân viên tự chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần.
Bước 2. Truyền cảm hứng về tầm nhìn chung (Inspire a shared vision)
Đây là một kỹ năng của nhà quản trị giúp truyền cảm hứng và hỗ trợ nhân viên nhận thức tầm quan trọng của mục tiêu chung. Bằng cách vẽ ra một viễn cảnh rõ ràng về tương lai, nhà lãnh đạo có thể khơi dậy sự nhiệt huyết và tạo động lực cho nhân viên.
Sau đây là một số chiến lược để nâng cao kỹ năng này:
Đưa ra tầm nhìn rõ ràng: Nhà quản trị hãy vạch ra một tương lai khả thi và ý nghĩa, giúp nhân viên thấy được giá trị công việc. Ví dụ, bên cạnh việc hướng tới lợi nhuận và doanh số, hãy cho nhân viên thấy công việc của họ mang lại ý nghĩa gì cho cộng đồng và xã hội. Điều này giúp gia tăng sự gắn kết và động lực làm việc cho nhân viên.
Gắn kết mục tiêu với khát vọng cá nhân: Nhà lãnh đạo hãy liên kết mục tiêu tổ chức với khát vọng của nhân viên. Ví dụ, lãnh đạo hãy trao quyền cho nhân viên quản lý một dự án giúp họ phát triển sự nghiệp cá nhân. Điều này giúp gia tăng động lực làm việc và là một chiến lược để lãnh đạo xây dựng đội ngũ gắn kết.
Bước 3: Thay đổi quy trình (Challenge the process)
Bước này đòi hỏi kỹ năng của nhà quản trị trong việc khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo bằng cách thách thức các quy trình hay cách thức làm việc đã không còn phù hợp. Điều này giúp tổ chức thích nghi và phát triển trong môi trường thay đổi liên tục
Sau đây là một số chiến lược cụ thể cho nhà lãnh đạo:
Khuyến khích đổi mới: Lãnh đạo hãy xây dựng văn hóa doanh nghiệp khuyến khích nhân viên thử nghiệm các phương pháp mới, đồng thời không ngại thử thách các quy trình hiện tại để cải tiến và sáng tạo.
Dám đối mặt với rủi ro: Lãnh đạo hãy kiến tạo môi trường an toàn về tâm lý, giúp đội ngũ sẵn sàng đối mặt với thử thách và rủi ro để cải thiện quy trình, từ đó mở ra cơ hội mới cho sự phát triển. Lãnh đạo cũng có thể khuyến khích nhân viên thử nghiệm những chiến lược mới nằm ngoài vùng an toàn.
Học hỏi từ thất bại: Nhà quản trị hãy khuyến khích nhân viên nhìn nhận thất bại như một cơ hội học hỏi, giúp cải thiện công việc và tạo ra các giải pháp tốt hơn. Điều này giúp họ trở nên lạc quan hơn khi đương đầu với khó khăn trong công việc.
Bước 4. Trao quyền cho đội ngũ (Enable others to act)
Đây là kỹ năng của nhà quản trị trong việc tạo ra một môi trường hỗ trợ và khuyến khích sự hợp tác. Sau đây là một số chiến lược giúp nhà lãnh đạo nâng cao kỹ năng này:
Cung cấp tài nguyên và công cụ cần thiết: Lãnh đạo hãy hỗ trợ nhân viên bằng cách cung cấp các công cụ, tài nguyên, và thông tin để hoàn thành công việc một cách hiệu quả. Việc cải thiện kỹ năng cho nhân viên có thể được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo hoặc các dịch vụ coaching.
Khuyến khích sự hợp tác: Nhà quản lý hãy xây dựng đội ngũ gắn kết, tạo môi trường làm việc cởi mở, khuyến khích sự hợp tác giữa các cá nhân và đội nhóm để cùng nhau đạt được mục tiêu chung. Điều này chẳng những gia tăng hiệu suất mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần cho nhân viên.
Chăm sóc nhân viên: Bên cạnh việc cung cấp các tài nguyên, nhà lãnh đạo hãy đầu tư vào các chương trình chăm sóc nhân viên như cung cấp cho nhân viên dịch vụ EAP, hoặc đào tạo họ các kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe tinh thần. Điều này giúp nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh để nhân viên có thể cống hiến hết mình trong công việc.
Bước 5: Khích lệ tinh thần (Encourage the heart)
Đây là kỹ năng của nhà quản trị trong việc công nhận và khen thưởng sự nỗ lực của đội ngũ. Điều này tạo ra một văn hóa doanh nghiệp đầy hỗ trợ, giúp thúc đẩy động lực làm việc và sự gắn kết trong tổ chức.
Sau đây là một số chiến lược giúp nhà lãnh đạo nâng cao kỹ năng này:
Công nhận và khen thưởng: Nhà lãnh đạo hãy công nhận những nỗ lực và thành tựu của nhân viên, không chỉ qua phần thưởng vật chất mà còn qua những lời khen ngợi, cảm ơn công khai.
Tạo động lực cho nhân viên qua các cử chỉ nhỏ: Những hành vi động viên đơn giản như gửi lời cảm ơn hay ghi nhận những đóng góp nhỏ cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong tinh thần làm việc của nhân viên, giúp họ gia tăng động lực làm việc.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp an toàn về tâm lý: Lãnh đạo cần xây dựng một môi trường với sự giao tiếp cởi mở, nơi nhân viên cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe, và những cống hiến của họ được công nhận.
Kết Luận
Kỹ năng của nhà quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo môi trường làm việc tích cực và nâng cao hiệu suất của tổ chức. Bằng cách phát triển các kỹ năng quản lý thông qua 5 bước nêu trên, nhà quản trị không chỉ nâng cao động lực làm việc của nhân viên mà còn góp phần vào sự thành công bền vững của tổ chức.
Nguồn tham khảo:
Sonmez Cakir, F., & Adiguzel, Z. (2020). Analysis of Leader Effectiveness in Organization and Knowledge Sharing Behavior on Employees and Organization. SAGE Open. https://doi.org/10.1177/2158244020914634
Vito, G.,F., Higgins, G.,E., & Denney, A.,S. (2014). Transactional and transformational leadership: An examination of the leadership challenge model. Policing, 37(4), 809-822. doi:https://doi.org/10.1108/PIJPSM-01-2014-0008
Comments