top of page
Ảnh của tác giảVietnam CareFor

Hiệu ứng người ngoài cuộc - Bystander Effect at Work

Đã cập nhật: 5 thg 7

Nguồn gốc hiệu ứng người ngoài cuộc

Hiện tượng tâm lý này được nghiên cứu bắt nguồn từ vụ án năm 1964 tại Mỹ khi hơn 300 người đã chứng kiến hoặc đứng gần cô gái Kitty Genovese nhưng với suy nghĩ "rồi ai đó sẽ giúp", tất cả chỉ đứng nhìn cô gái ấy bị kẻ sát nhân giết.

Hiệu ứng người ngoài cuộc - Bystander Effect at Work
Hiệu ứng người ngoài cuộc - Bystander Effect at Work

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiệu ứng người ngoài cuộc, nhưng giải thích chính tập trung vào thuật ngữ "Phân tán trách nhiệm cá nhân" - "Diffusion of personal responsibility" tức càng nhiều cá nhân trong tình huống khẩn cấp, càng nguy cơ không ai 'chịu lên dĩa". Và căn nguyên lại liên quan đến một hiện tượng tâm lý khác - tính ẩn danh (Anonymity), đại khái càng không ai biết mình thì tính trách nhiệm càng giảm, nguy cơ làm bậy càng cao.


Các dạng hiệu ứng người ngoài cuộc

Trong công việc, Bystander effect thể hiện nhiều nhất ở 2 dạng:

  • Kêu gọi nhận talk, không ai tình nguyện (Với trainer là cảnh mời trả lời, không ai lên tiếng, đặc biệt là online training)

  • Thấy người khác bị hại, đối xử bất công dù thương nhưng không ai lên tiếng


Cách giải quyết hiệu ứng người ngoài cuộc

Cách giải quyết chính là giảm tính ẩn danh bằng cách:


Trường hợp 1

  • Mở camera khi họp online

  • Giữ số lượng người tham dự họp tốt nhất ở nhóm nhỏ (dưới 9 thành viên) nếu có thể

  • Mời chính xác tên từng cá nhân kết hợp câu động viên và kỹ thuật gật đầu khi mời phát biểu.

Cách giải quyết chính cho hiệu ứng ngoại cuộc là giảm tính ẩn danh
Cách giải quyết chính cho hiệu ứng ngoại cuộc là giảm tính ẩn danh

Trường hợp 2

Tình huống này phức tạp và cần nhiều nguồn lực hỗ trợ hơn từ phía công ty vì liên quan đến cảm nhận về sự an toàn tâm lý tại nơi làm việc.


NCS, Tiến sĩ Tâm lý lâm sàng Thi Phan

9 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


bottom of page