Giải phóng cảm xúc là một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần. Cảm xúc định hình nên suy nghĩ, hành động và quyết định của mỗi người. Ngoài ra, cảm xúc cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình giao tiếp xã hội, giúp mỗi người cải thiện giao tiếp, và cải thiện sức khỏe tinh thần.
Trong doanh nghiệp, việc kìm nén cảm xúc có thể gia tăng stress trong nhân viên, và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc, cũng như sự gắn kết trong đội ngũ (Goldenber, 2019). Do đó, việc giải phóng cảm xúc giúp cá nhân giải tỏa căng thẳng. Hơn thế nữa, phương pháp giải phóng cảm xúc cũng là chìa khóa để nhà lãnh đạo chăm sóc đội nhóm, và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực (Goleman, 2010).
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, lợi ích của việc giải phóng cảm xúc, cũng như gợi ý những phương pháp giải phóng cảm xúc hiệu quả cho các cá nhân, và nhà lãnh đạo.
Vai Trò Của Việc Giải Phóng Cảm Xúc
Phương pháp giải phóng cảm xúc là quá trình bộc lộ những cảm xúc bị chôn giấu, hoặc bị đè nén (Kettles, 1995). Mỗi cảm xúc vui, buồn, giận dữ, hay lo lắng đều là phản ứng của cơ thể trước những tình huống trong cuộc sống. Việc giải phóng những cảm xúc này có thể giúp cá nhân giải tỏa căng thẳng, cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần (Chapman et al., 2013).
Trong doanh nghiệp, việc thiếu kỹ năng giải phóng cảm xúc có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần cho doanh nghiệp, hiệu suất làm việc, và quan hệ giữa các nhân viên (Goldenber, 2019). Ngoài ra, các nhà lãnh đạo thiếu kỹ năng giải phóng cảm xúc thường gặp phải nhiều rào cản lớn trong việc chăm sóc đội nhóm (Pulido-Martos et al., 2023).
Những Rào Cản Trong Việc Giải Phóng Cảm Xúc
Kỹ năng giải phóng cảm xúc giúp cá nhân và tổ chức giải tỏa căng thẳng, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, cũng như cải thiện sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, việc giải phóng cảm xúc không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Nhiều người thường kìm nén, che giấu cảm xúc của mình vì họ không cảm thấy an toàn về mặt tâm lý. Sau đây là những rào cản khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc giải phóng cảm xúc:
Chịu đựng áp lực từ xã hội: Xã hội có thể tạo ra những kỳ vọng, và những áp lực đồng trang lứa. Điều này khiến nhiều người cảm thấy gò bó, và gặp khó khăn trong việc giải phóng cảm xúc cá nhân.
Thiếu kỹ năng quản lý cảm xúc: Việc thiếu kiến thức, và kỹ năng quản lý cảm xúc cũng là một nguyên nhân chính khiến nhiều người khó giải phóng cảm xúc. Họ thường dồn nén cảm xúc, và không biết cách xử lý những cảm xúc tiêu cực một cách lành mạnh.
Những rào cản trên khiến các cá nhân gặp khó khăn trong việc giải phóng cảm xúc. Điều này dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tinh thần, và cuộc sống của mỗi người.
Lợi Ích Của Việc Giải Phóng Cảm Xúc
Phương pháp giải phóng cảm xúc là một kỹ năng chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả cho cá nhân, và tổ chức. Sau đây là những lợi ích của việc giải phóng cảm xúc trong bối cảnh doanh nghiệp:
Giảm gánh nặng tâm lý: Phương pháp giải phóng cảm xúc giúp giảm thiểu những gánh nặng tâm lý, và những cảm xúc tiêu cực nơi công sở.
Hiểu rõ bản thân: Việc giải phóng cảm xúc giúp nhân viên, và nhà lãnh đạo hiểu rõ bản thân. Từ đó, mỗi cá nhân có thể điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực, và tự chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân. Việc giải phóng cảm xúc đem lại sự tự tin, và khả năng kiểm soát tốt hơn trong công việc, và cuộc sống.
Cải thiện giao tiếp: Việc bày tỏ cảm xúc cá nhân một cách lành mạnh cũng góp phần cải thiện giao tiếp nơi công sở. Từ đó, việc giải phóng cảm xúc giúp cá nhân xây dựng những mối quan hệ đồng nghiệp gần gũi, tôn trọng, và thấu cảm.
Tăng sự sáng tạo và hiệu quả làm việc: Khi cảm xúc được giải phóng, mỗi cá nhân có thể sáng tạo, tập trung hơn trong công việc. và giúp tăng cường hiệu quả làm việc.
Bởi những lợi ích trên, việc giải phóng cảm xúc có thể tạo ra đội ngũ gắn kết, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực, và khuyến khích sự sáng tạo (McKinsey, 2024).
7 Cách Giải Phóng Cảm Xúc Trong Đội Ngũ Cho Nhà Lãnh Đạo
Nhà lãnh đạo có thể áp dụng phương pháp giải phóng cảm xúc để giải quyết các khó khăn, và xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Nhờ đó, nhân viên sẽ cảm thấy được hỗ trợ, và được trân trọng. Sau đây là 7 phương pháp hiệu quả giúp nhà lãnh đạo khuyến khích việc giải phóng cảm xúc trong đội ngũ:
Tham gia thảo luận vấn đề: Một nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ không tránh né, mà chấp nhận thảo luận về những vấn đề hiện có trong đội ngũ. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo giải phóng cảm xúc, quản lý cơn tức giận và lắng nghe thấu cảm để hiểu rõ cảm xúc của nhân viên.
Khuyến khích việc nêu ý kiến: Nhà quản lý có thể khuyến khích nhân viên giải phóng cảm xúc, thông qua việc tự do bày tỏ ý kiến cá nhân. Khi nhân viên cảm thấy an toàn về mặt tâm lý, và không bị gò bó bởi những cảm xúc tiêu cực, họ có thể tích cực đóng góp ý kiến cho công việc.
Chịu trách nhiệm cho cảm xúc của đồng nghiệp: Nhà lãnh đạo nên nhận ra rằng cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng đến đồng nghiệp, và ngược lại. Quá trình giải phóng cảm xúc đòi hỏi nhà quản lý chịu trách nhiệm về cảm xúc của bản thân, và cách những cảm xúc ấy ảnh hưởng đến đội ngũ.
Giao tiếp chân thành: Khi khuyến khích việc giải phóng cảm xúc, nhà lãnh đạo hãy giao tiếp một cách chân thành, và minh bạch. Điều này giúp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tích cực. Nhờ đó, nhân viên cảm thấy an toàn về tâm lý để chia sẻ, và giải phóng cảm xúc của họ.
Thể hiện sự kiên nhẫn: Đôi khi, việc giải phóng cảm xúc, và việc giải quyết vấn đề có thể mất thời gian. Sự kiên nhẫn là chìa khóa để nhà lãnh đạo duy trì sự bình tĩnh, và sự tập trung trong quá trình giải phóng cảm xúc cho đội ngũ.
Bày tỏ sự trân trọng: Nhà quản lý hãy thể hiện sự trân trọng đối với cảm xúc của nhân viên. Điều này không chỉ giúp nhà lãnh đạo xây dựng đội ngũ gắn kết, mà còn khuyến khích nhân viên tiếp tục giải phóng cảm xúc, và chia sẻ trong tương lai.
Nói lời cảm ơn khi nhân viên đã chia sẻ: Việc nói lời cảm ơn chân thành giúp nhà lãnh đạo xây dựng lòng tin, và sự gắn kết trong đội ngũ. Thông qua lời cảm ơn, nhà quản lý có thể bảy tỏ lòng cảm kích đối với việc nhân viên đã dũng cảm giải phóng cảm xúc.
Nhà lãnh đạo cần quản lý cảm xúc của bản thân, đồng thời khuyến khích nhân viên giải phóng cảm xúc. Điều này giúp xây dựng thái độ tích cực, và sự tự tin trong đội ngũ (Goleman, 2010).
Kết Luận
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, trong công việc, và trong cách chăm sóc đội nhóm. Việc kìm nén cảm xúc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần của cá nhân, và tổ chức. Trái lại, việc giải phóng cảm xúc giúp mỗi người đi đến sự tự do, hạnh phúc, thành công trong công việc, và cuộc sống.
Việc giải phóng cảm xúc hiệu quả giúp nhà quản lý có thể lãnh đạo một cách thấu cảm. Khi nhà lãnh đạo khuyến khích việc giải phóng cảm xúc trong đội ngũ, nhân viên sẽ cảm thấy được hỗ trợ, và được trân trọng. Nhờ vậy, nhà quản lý có thể xây dựng một văn hóa doanh nghiệp tích cực và giúp nhân viên có một tinh thần khỏe mạnh. Từ đó, họ có thể sáng tạo, tập trung, và làm việc hiệu quả.
Tài Liệu Tham Khảo
Chapman, B. P., Fiscella, K., Kawachi, I., Duberstein, P., & Muennig, P. (2013). Emotion suppression and mortality risk over a 12-year follow-up. Journal of psychosomatic research, 75(4), 381–385. https://doi.org/10.1016/j.jpsychores.2013.07.014
Goleman, D. (2010). Leadership: The Power of Emotional Intelligence. More Than Sound.
Goldenberg, A. (2019). Managing Your Team’s Emotional Dynamic. Harvard Business Review.
Kettles A. (1995). Catharsis: a literature review. Journal of psychiatric and mental health nursing, 2(2), 73–81. https://doi.org/10.1111/j.1365-2850.1995.tb00146.x
Pulido-Martos, M., Gartzia, L., Augusto-Landa, J. M., & Lopez-Zafra, E. (2023)Transformational leadership and emotional intelligence: allies in the development of organizational affective commitment. Review of Managerial Science.
Torrence, B. S., & Connelly, S. (2019). Emotion Regulation Tendencies and Leadership Performance. Frontiers in Psychology.
McKinsey & Company. (2024). Well-being in the Workplace.
Comments