top of page
Ảnh của tác giảVietnam CareFor

Chăm sóc sức khỏe tinh thần toàn diện trong tổ chức

Bối cảnh kinh doanh toàn cầu ngày càng thách thức làm gia tăng các yếu tố gây căng thẳng kéo dài và áp lực nơi làm việc. Nghiên cứu năm 2021 của Mind Share Partners cho 83% nhân viên đã từng vật lộn với vấn đề sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc, phổ biến nhất là lo âu, trầm cảm và kiệt sức. Nhận biết và giải quyết những thách thức này, các doanh nghiệp đã và đang thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần toàn diện để tạo ra một văn hóa làm việc tích cực và đảm bảo sức khỏe tinh thần cho nhân viên. Cùng nhận diện nhanh những biểu hiện của các vấn đề sức khỏe tinh thần và khám phá các khía cạnh hỗ trợ từ chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần toàn diện này.



Các biểu hiệu dễ nhận thấy trong tổ chức về sức khỏe tinh thần gồm:

1. Tỷ lệ vắng mặt ngày càng tăng

Việc vắng mặt thường xuyên và không giải thích được tại nơi làm việc, bao gồm nghỉ ốm hoặc nghỉ việc riêng nhiều hơn.

2. Năng suất giảm

Hiệu suất công việc giảm sút rõ rệt, trễ thời hạn hoặc gia tăng sai sót.

3. Thái độ tiêu cực

Tiêu cực liên tục, hoài nghi và không quan tâm đến các vấn đề liên quan đến công việc.

4. Cô lập

Rút lui khỏi các tương tác xã hội, tránh né các đồng nghiệp và hoạt động nhóm.

5. Triệu chứng và các vấn đề  thể chất

Những lời phàn nàn về đau đầu, các vấn đề về dạ dày hoặc các bệnh thể chất khác mà không có nguyên nhân y tế rõ ràng. Tình trạng suy giảm các chức năng sinh học như giấc ngủ, ăn uống và tư duy.

6. Tăng tính cáu kỉnh

Những người bị căng thẳng đáng kể có thể dễ dàng trở nên thất vọng, nóng nảy hoặc cáu kỉnh, ngay cả trong những tình huống nhỏ.

7. Thiếu sự gắn kết

Việc thiếu nhiệt tình, gắn kết hoặc quan tâm đến các nhiệm vụ và dự án liên quan đến công việc

8. Khó tập trung

Khó tập trung, hay quên và khó đưa ra quyết định

9. Thay đổi hành vi

Những thay đổi đáng chú ý trong hành vi, chẳng hạn như ngày càng phụ thuộc vào các chất kích thích như rượu hoặc thay đổi thói quen ăn uống

10. Thiếu khả năng tự chăm sóc bản thân

Bỏ bê việc chăm sóc cá nhân như chải chuốt, tập thể dục hoặc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

11. Biểu hiện của sự kiệt sức

Diễn tả cảm giác cực kỳ mệt mỏi, cả về thể chất và tinh thần

12. Ám ảnh công việc

Nỗi ám ảnh về công việc khi cá nhân cố gắng bù đắp cho cảm giác kém hiệu quả hoặc thất bại và không có khả năng ngắt kết nối

13. Biến động cảm xúc

Tâm trạng thay đổi đột ngột, cảm xúc bộc phát hoặc tăng độ nhạy cảm với những lời chỉ trích

14. Giảm sự hài lòng trong công việc

Bày tỏ sự không hài lòng với công việc, không hài lòng hoặc mất nhiệt tình với những nhiệm vụ yêu thích trước đây

Trên đây là một số dấu hiệu cơ bản có liên quan mật thiết đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. Điều quan trọng là người sử dụng lao động và quản lý nhận ra những dấu hiệu này và hỗ trợ những cá nhân đang có những dấu hiệu trên để tìm đến các giải pháp hỗ trợ chuyên môn.


Chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần hiệu quả tại doanh nghiệp bao gồm một số khía cạnh cơ bản như:

1. Thực hiện các buổi chuyên đề gia tăng nhận thức về sức khỏe tinh thần

Tổ chức các buổi chuyên đề và đào tạo để nhân viên hiểu đúng về sức khỏe tinh thần, sự quan trọng của sức khỏe tinh thần và cách nhận biết các dấu hiệu của sự căng thẳng tinh thần trong bản thân và đồng nghiệp của họ. Thông qua những hoạt động này, nhân viên có thể được trang bị các kiến thức cũng như công cụ để quản lý căng thẳng trong và ngoài nơi làm việc. Việc tham gia của đội ngũ lãnh đạo trong các chương trình này là một cách truyền cảm hứng trong chăm sóc sức khỏe tinh thần của tổ chức.


2. Cung cấp nguồn lực hỗ trợ cho nhân viên

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, những cá nhân nhận được sự hỗ trợ về mặt tinh thần sẽ ít căng thẳng hơn những người phải đối mặt với vấn đề một mình. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ này còn là hỗ trợ để phòng ngừa và đương đầu hiệu quả với bất cứ những căng thẳng nào trong công việc cũng như cuộc sống. Do vậy, tổng đài 24/7 được cung cấp bởi một đội ngũ chuyên môn giỏi là cốt lõi của xây dựng nguồn lực hỗ trợ này.


3. Nâng cao kỹ năng quản lý căng thẳng

Căng thẳng- stress là một điều không thể tránh khỏi và không hoàn toàn tiêu cực. Sự nguy hiểm xảy ra khi stress kéo dài và liên tục. Do vậy, thực hiện đào tạo kỹ năng nhận biết và kiểm soát cảm xúc, căng thẳng, kiệt sức,… là một hoạt động không thể bỏ qua dành cho toàn bộ nhân viên, đặc biệt đội ngũ quản lý, lãnh đạo. Các chương trình đào tạo này kết hợp với các hoạt động thực hành phù hợp về thể chất như yoga, thể thao, …. có tác dụng nâng cao hiệu quả đào tạo và thực hành tích cực đối với sức khỏe tinh thần.


4. Thiết lập hệ thống làm việc linh hoạt, khuyến khích sự hài hòa giữa công việc và cuộc sống

Thực hiện làm việc kết hợp (hybrid work) giúp nhân viên cân bằng cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp, giảm bớt căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể. Đặc biệt, khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi, sử dụng ngày nghỉ phép và tránh làm việc quá giờ. Thiết lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và thời gian cá nhân là rất quan trọng để tái tạo tinh thần. Một số tổ chức đã có những hoạt động linh hoạt và sáng tạo như nhân sự thực hiện quy định những ngày nghỉ không lương dành cho sức khỏe tinh thần của nhân viên hoặc tặng các voucher chăm sóc sức khỏe như spa, massage, các voucher nghỉ dưỡng cùng gia đình dành cho nhân viên xuất sắc. Quan trọng hơn, chính lãnh đạo cần làm gương và khuyến khích thực hiện việc hài hòa công việc & cuộc sống này.


5. Xây dựng văn hóa Làm Việc Hỗ Trợ

Tạo ra một văn hóa làm việc nơi mà nhân viên cảm thấy được đánh giá, được hỗ trợ và được lắng nghe. Khuyến khích giao tiếp cởi mở, tạo cơ hội cho phản hồi và giải quyết các vấn đề kịp thời. Đặc biệt, mỗi quản lý trực tiếp cần được cập nhật về kỹ năng lãnh đạo hiệu quả để đảm bảo chất lượng công việc và môi trường làm việc an toàn, tích cực.


6. Thực hiện các buổi định kỳ khảo sát, kiểm tra sức khỏe tinh thần của tổ chức

Mental Health Audit- Kiểm định sức khỏe tinh thần là một khái niệm nổi lên sau đại dịch COVID-19 và được nhiều công ty thực hiện để đánh giá chính xác nhất về sức khỏe tinh thần của toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Việc đánh giá này nên được thực hiện bởi nhà chuyên môn để đảm bảo nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp được đầu tư chính xác và hiệu quả.


Ưu tiên sức khỏe tinh thần trong mỗi tổ chức không chỉ là một lựa chọn tràn đầy lòng nhân ái mà còn là một quyết định chiến lược. Một lực lượng lao động có sức khỏe tinh thần khỏe mạnh sẽ tham gia lao động tích cực hơn, sáng tạo hơn và năng suất hơn, dẫn đến sự bứt phát của doanh nghiệp. Bằng cách triển khai một chương trình sức khỏe tinh thần toàn diện chính là góp phần tạo ra một hệ sinh thái hỗ trợ kịp thời cho mỗi nhân viên, tạo ra một môi trường làm việc tích cực nơi nhân viên có thể tối đa hóa bản thân và đóng góp vào sự thành công bền vững của doanh nghiệp.


Tác giả: Nguyễn Thảo

Nguồn tham khảo:



10 lượt xem0 bình luận

Comments


bottom of page