top of page

7 Bước Xây Dựng Chương Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Nhân Viên

Trong môi trường làm việc hiện đại, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên là yếu tố quan trọng để tổ chức đảm bảo năng suất bền vững. Khi nhân viên phải đối mặt với áp lực công việc, khối lượng nhiệm vụ lớn, và các mối lo về cuộc sống cá nhân, khả năng xuất hiện các vấn đề về sức khỏe tinh thần như stress, lo âu, trầm cảm là điều không thể tránh khỏi.

Những chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của nhân viên, mà còn góp phần gia tăng sự hài lòng, động lực làm việc, đồng thời giảm thiểu tình trạng burn-out. Bài viết này đề xuất 7 bước giúp doanh nghiệp xây dựng chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên hiệu quả, mang lại lợi ích cho cá nhân và tổ chức.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên giúp tăng hiệu suất
Chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên giúp tăng hiệu suất

7 Bước Xây Dựng Chương Trình Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Nhân Viên

Sau đây là 7 bước giúp tổ chức thiết kế chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên: 

  • Bước 1: Nghiên cứu và đánh giá nhu cầu: Trước khi thiết kế chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần, tổ chức cần nghiên cứu những thách thức tâm lý phổ biến mà nhân viên đang gặp phải. Tổ chức có thể thực hiện các đánh giá thông qua việc sử dụng những thang đo tâm lý đáng tin cậy, đi kèm với những quan sát về hành vi nhân viên trong công việc.

  • Bước 2: Thực hiện các chương trình đào tạo cho quản lý: Các chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên nên bắt đầu từ lãnh đạo. Tổ chức hãy thực hiện các chương trình đào tạo giúp quản lý tự chăm sóc sức khỏe tinh thần và nâng cao kỹ năng chăm sóc đội nhóm.  Từ đó, quản lý sẽ góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp cởi mở và khuyến khích nhân viên tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.

  • Bước 3: Gia tăng nhận thức về sức khỏe tinh thần: Tiếp theo, doanh nghiệp cần gia tăng nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc. Hãy tổ chức các chương trình đào tạo, chia sẻ với chuyên gia tâm lý, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về các vấn đề tâm lý phổ biến, dấu hiệu nhận biết, và phương pháp quản lý căng thẳng.

  • Bước 4: Sàng lọc tâm lý chuyên sâu: Dựa trên kết quả đánh giá tâm lý tổng quát, tổ chức có thể cân nhắc việc thực hiện sàng lọc chuyên sâu về sức khỏe tinh thần cho một số nhóm nhất định. Chuyên gia tâm lý sẽ tiến hành đánh giá chuyên sâu, xác định những cá nhân có nguy cơ kiệt sức, rối loạn tâm lý, và kết nối họ với nguồn lực hỗ trợ kịp thời. Điều này sẽ được thực hiện trên nguyên tắc bảo mật danh tính cho nhân viên. 

  • Bước 5: Cung cấp dịch vụ EAP: Dịch vụ EAP tại tổ chức sẽ luôn là nguồn lực hỗ trợ kịp thời, thông qua việc cung cấp những phiên tham vấn 24/7 với đa dạng chủ đề cho nhân viên. Điều này giúp họ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ chuyên môn khi cần. 

  • Bước 6: Khuyến khích các thói quen lành mạnh: Bên cạnh sự hỗ trợ chuyên môn (professional-help), tổ chức nên khuyến khích nhân viên tự cải thiện sức khỏe tinh thần (self-help) thông qua việc thay đổi thói quen chăm sóc bản thân. Các chương trình đào tạo nội bộ về quản lý căng thẳng, tự chăm sóc bản thân sẽ giúp nhân viên nuôi dưỡng một tinh thần khỏe mạnh.

  • Bước 7: Theo dõi và đo lường hiệu quả chương trình: Trong quá trình triển khai chương trình, tổ chức hãy thường xuyên thu thập phản hồi từ đội ngũ, đồng thời theo dõi các số liệu như năng suất, tỷ lệ nghỉ việc, và mức độ hài lòng tại nơi làm việc. Điều này giúp tổ chức tinh chỉnh các dịch vụ khi cần để gia tăng hiệu quả chương trình. 

Chương trình chăm sóc nhân viên cần có đầu vào và đầu ra
Chương trình chăm sóc nhân viên cần có đầu vào và đầu ra

Kết Luận

Việc xây dụng chương trình chăm sóc sức khỏe tinh thần nhân viên đòi hỏi sự đầu tư nguồn lực từ tổ chức, nhưng sẽ mang lại nhiều lợi ích về hiệu suất và sự phát triển bền vững. Khi nhân viên được hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và thể chất, họ sẽ làm việc năng suất hơn, cảm thấy gắn kết, và gia tăng động lực muốn cống hiến cho tổ chức. Từ đó, tổ chức sẽ xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, nuôi dưỡng đội ngũ gắn kết, và phát triển thịnh vượng. 


Nguồn tham khảo: 

  • American Psychological Association (APA). (2022). Understanding psychological testing and assessment. https://www.apa.org/topics/testing-assessment-measurement/understanding

  • Attridge, M., & Pawlowski, D. (2024). Employee Assistance Program Counseling Improves Clinical and Work Outcomes: Longitudinal Results of Over 85,000 Cases at CuraLinc Healthcare. International Journal of Scientific and Research Publications, 14(3). https://tinyurl.com/mryym82h

  • Fiebig, J. H., Gould, E. R., Ming, S., & Watson, R. A. (2020). An Invitation to Act on the Value of Self-Care: Being a Whole Person in All That You Do. Behavior analysis in practice, 13(3), 559–567. https://doi.org/10.1007/s40617-020-00442-x

  • Hammer, L.B. The role of workplace managers in protecting and promoting employee mental health. National Mental Health 2, 1004–1005 (2024). https://doi.org/10.1038/s44220-024-00308-z

  • Khalid, A., & Syed, J. (2024). Mental health and well-being at work: A systematic review of literature and directions for future research. Human Resource Management Review, 34(1), 100998-. https://doi.org/10.1016/j.hrmr.2023.100998

  • Peña, I., Andrade, S. M., María Muñoz, R., & Barba-Sánchez, V. (2024). Wellness Programs, Perceived Organizational Support, and Their Influence on Organizational Performance: An Analysis Within the Framework of Sustainable Human Resource Management. Sage Open, 14(1). https://doi.org/10.1177/21582440241229358


Comments


bottom of page